Máy đo ánh sáng, Lux kế, Lux meter, Light Meter
Chất lượng của nguồn sáng rất quan trọng tại nơi làm việc, trường học, nhà ở và nhiều nơi khác. Do đó, việc sử dụng máy đo ánh sáng rất cần thiết để đảm bảo chất lượng ánh sáng đảm bảo tốt cho từng nhu cầu cụ thể. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để có thêm thông tin về máy đo cường độ ánh sáng nhé!
Máy đo ánh sáng là gì?
Đây là thiết bị được sử dụng để kiểm tra cường độ ánh sáng thông qua một bộ cảm biến bên ngoài. Với các thiết bị này, bạn có thể thực hiện phép đo đơn lẻ hoặc nhiều giá trị đo tham chiếu được xác định trước. Các giá trị có thể được lưu trữ tự động ở bộ nhớ trong của màn hình LCD.
Các giá trị độ sáng cơ bản cần đo
– Công suất Lumen (quang thông): là thước đo lượng ánh sáng khả kiến phát ra từ một nguồn sáng. Loại đơn vị này thường dùng để đo độ rọi sáng của bóng đèn
– Lux: đơn giản là một đơn vị đo lường được sử dụng để mô tả số lumen trên một diện tích feet vuông (footcandles) hoặc mét vuông (lux)
- Giả sử ta đang có một nguồn sáng với công suất 1000 lumen, tỏa ra ở diện tích 1m². Bạn sẽ có độ rọi là 1000 lux.
- Trường hợp cùng với nguồn sáng công suất 1000 lumen, tỏa ra ở diên tích 10m² vuông. Bạn sẽ có độ rọi là 100 lux.
– Footcandles: số lumen trên một feet². Một đơn vị được sử dụng khá phổ biến.
Lý do cần sử dụng máy đo ánh sáng
Trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất và kiểm tra sản phẩm, việc đo ánh sáng là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm.
Việc đo ánh sáng có thể giúp tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa các hệ thống chiếu sáng. Đặc biệt là trong các tòa nhà, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng khác.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, y tế và nông nghiệp, việc đo ánh sáng có thể giúp đảm bảo an toàn cho con người và các sản phẩm.
Các tiêu chuẩn và quy định về ánh sáng được thiết lập để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người. Việc đo ánh sáng có thể giúp đáp ứng các tiêu chuẩn này và đảm bảo tuân thủ quy định.
Việc đo ánh sáng là rất quan trọng trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm và công nghệ mới liên quan đến ánh sáng, ví dụ như các loại đèn LED tiết kiệm năng lượng.
Ưu điểm của máy đo ánh sáng
– Thiết kế nhỏ gọn (có thể cho vào túi), rất dễ dàng cho việc di chuyển và mang đến những nơi cần dùng.
– Có cấu tạo với bộ phận cảm biến ánh sáng khá ổn định, có tuổi thọ cao.
– Máy dễ vận hành và sử dụng, chỉ cần nắm rõ một số hướng dẫn sử dụng cơ bản là người dùng có thể dễ dàng sử dụng.
– Máy có tính năng chỉ định quá tải, giúp người dùng có thể điều chỉnh tần suất sao cho phù hợp nhất.
– Với những máy trang bị màn hình LCD có đèn nền, có thể điều chỉnh đèn nền vô cùng dễ đọc kết quả, thích hợp trong điều kiện ánh sáng kém.
– Có khả năng kết nối với máy tính qua cổng USB, rất tiện lợi cho người dùng để lưu trữ kết quả.
– Có ảnh báo pin yếu cho người sử dụng biết mức độ pin để thay, không làm chậm tiến độ công việc.
– Có tính năng tự động tắt sau vài phút không sử dụng để tiết kiệm pin tối đa cho những lần sử dụng sau.
Các lĩnh vực ứng dụng của máy đo ánh sáng
Hiện nay, máy đo cường độ ánh sáng là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm:
– Nhiếp ảnh và quay phim: thiết bị được dùng để đo lượng ánh sáng có mặt trong một khu vực cụ thể. Điều này giúp nhà sản xuất nhiếp ảnh và quay phim xác định độ sáng và chất lượng của hình ảnh, tối ưu hóa các thiết lập máy ảnh hoặc máy quay phim để có được hình ảnh tốt nhất.
– Kiến trúc, xây dựng: các lĩnh vực này cần sử dụng máy đo cường độ ánh sáng để đo lượng ánh sáng có mặt trong các khu vực như phòng khách, phòng ngủ, văn phòng hoặc sảnh đợi. Điều này giúp kiến trúc sư, nhà thầu xây dựng thiết kế các hệ thống chiếu sáng phù hợp với các nhu cầu sử dụng và tiết kiệm năng lượng.
– Nghiên cứu khoa học, y tế: đo lượng ánh sáng có mặt trong các phòng thí nghiệm, phòng phẫu thuật hoặc phòng chụp X-quang. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho những người làm việc trong các môi trường này và đảm bảo chất lượng của kết quả nghiên cứu.
– Công nghiệp sản xuất: Máy đo ánh sáng được sử dụng trong công nghiệp sản xuất để đo lượng ánh sáng có mặt trong các quy trình sản xuất. Đặc biệt là trong sản xuất thiết bị điện tử hoặc sản phẩm chứa ánh sáng như đèn LED. Điều này giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính đồng nhất của các quy trình sản xuất.
Cách sử dụng máy đo cường độ ánh sáng chính xác nhất
Mỗi dòng thiết bị đo cường độ ánh sáng thường sẽ có cấu tạo và chức năng khác nhau nên cách sử dụng cũng sẽ có chút khác biệt. Tuy nhiên, đa số chúng đều có thao tác sử dụng với các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Tiến hành lắp pin vào máy sau đó nhấn nút “ON”
Bước 2: Điều chỉnh công tắc về thang đo cần thiết
Bước 3: Mở nắp bảo vệ đầu dò để nằm ngang sao cho ánh sáng rơi thẳng đứng trên máy (lưu ý không để bóng của bạn hướng vào đầu dò của máy)
Bước 4: Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình LCD
– Trong trường hợp màn hình hiển thị “1” thì ta phải chuyển sang thang cao hơn.
– Để có thể giữ dữ liệu xem sau thì bạn chỉ cần bấm nút “HOLD”, máy đo cường độ ánh sáng sẽ dừng lại và cho phép kiểm tra giá trị lưu giữ trên màn hình.
Các thông số kỹ thuật cần lưu ý khi mua máy đo ánh sáng
Khi cần mua máy đo cường độ ánh sáng, để lựa chọn được một sản phẩm phù hợp thì bạn cần lưu ý các thông số kỹ thuật sau đây:
– Dải đo ánh sáng mà máy có thể đo: Đối với các ứng dụng trong nhiếp ảnh hoặc kiến trúc, một máy đo cường độ ánh sáng có dải đo từ 0 đến 2.000 lux là phù hợp.
– Độ chính xác: thiết bị có độ chính xác cao sẽ đo được kết quả chính xác hơn và đáng tin cậy hơn. Đặc biệt là trong công việc đo ánh sáng của lĩnh vực y tế và nghiên cứu khoa học.
– Độ phân giải của máy đo ánh sáng là khả năng phân biệt các mức độ ánh sáng khác nhau. Thiết bị có độ phân giải cao sẽ cho phép người dùng xác định các mức độ ánh sáng nhỏ hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đo các độ sáng khác nhau của các nguồn ánh sáng.
– Thời gian đáp ứng (phản hồi và đưa ra kết quả đo khi mức độ ánh sáng thay đổi). Thiết bị có thời gian đáp ứng nhanh giúp người dùng có thể đo được các mức độ ánh sáng thay đổi nhanh chóng.
– Khả năng lưu trữ và xuất dữ liệu: nên chọn loại máy có khả năng lưu trữ kết quả đo và kết nối với máy tính hoặc thiết bị di động để phân tích dữ liệu. Điều này giúp người dùng lưu trữ và quản lý dữ liệu đo một cách tiện lợi và hiệu quả hơn.
Địa chỉ mua máy đo ánh sáng cầm tay uy tín
Hiện nay, máy đo cường độ sáng phổ biến ở dạng cầm tay với rất nhiều tính năng nổi bật đến từ các thương hiệu uy tín như: Testo, Lutron, TES, Extech, Hanna, Tenmars, Kimo… Bạn có thể tham khảo các sản phẩm của những nhà sản xuất này ở bên dưới. Hầu hết các sản phẩm này đều có bộ nhớ chức năng với nhiều giá trị đo lường hiển thị bằng màn hình LED cùng đèn báo tín hiệu khi giá trị đo lớn hơn thang đo.
Máy đo cường độ ánh sáng cầm tay có chế độ hẹn giờ cho phép thực hiện định lượng từ xa nhằm hạn chế tác động của tia bức xạ với con người. Dữ liệu đo lường được lưu từ thiết bị vào máy tính dưới dạng tập tin văn bản. Thang đo của máy thực hiện tự động hóa hoặc tùy chỉnh phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Liên hệ ngay hotline của hannainst.vn để được tư vấn và báo giá hợp lý cho máy đo ánh sáng phù hợp nhất với công việc của bạn. Sản phẩm cam kết chính hãng 100%, đầy đủ giấy tờ và bảo hành 12 tháng.